Văn phòng chính: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không Tại Việt Nam

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không còn được hiểu theo cách đơn giản chính là sử dụng những phương tiện máy bay để có thể vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói cẩn thận và xếp lên máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc lên buồng chở hàng của máy bay. Cùng Helen Express tìm hiểu rõ hơn về phương thức này qua bài viết sau nhé!

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là gì?

van chuyen hang hoa duong hang khong la gi

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tên tiếng anh còn gọi là AIR cargo.

Với phương thức này, hàng hóa được đóng gói cẩn thận và xếp lên máy bay chuyên dụng hoặc vận chuyển trong khoang bụng máy bay chở khách.

Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

cac loai hang hoa van chuyen bang duong hang khong

Các mặt hàng được gửi bằng phương thức này bao gồm:

  • Hàng hóa tổng hợp: Là bất kỳ mặt hàng nào có thể được gửi bằng đường hàng không, với các thuộc tính không quan trọng về kích thước, nội dung, bao bì,… Tuy nhiên, trước khi đưa lên máy bay để gửi đi, tất cả các loại hàng đó đều phải trải qua một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt quá trình sàng lọc.
  • Hàng hóa đặc biệt: động vật sống, hàng giá trị cao, hàng ngoại giao, hàng thừa, hàng dễ hư hỏng, hàng nguy hiểm, hàng ướt, hàng có mùi, hàng rời số lượng lớn,…

Ngoài ra, cũng sẽ có hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng bằng máy bay. Một số loại hàng hóa bị cấm gửi đi bằng đường hàng không bao gồm:

  • Ma túy, thuốc kích thích thần kinh, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vũ khí thô sơ như dao, kiếm, giáo, mác,…
  • Văn hóa phẩm đồi trụy, ấn phẩm phản động, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống Nhà nước Việt Nam.
  • Vật hoặc chất dễ cháy và chất nguy hiểm, không tốt cho sức khỏe, gây ô nhiễm môi trường.
  • Sinh vật sống, thực phẩm cần bảo quản, vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập cảnh.
  • Kim loại quý, đá quý (vàng, bạc, bạch kim…) hoặc sản phẩm biến đổi từ kim loại quý, đá quý.

Ưu, nhược điểm của vận tải hàng không Việt Nam

uu nhuoc diem cua van tai hang khong viet nam

Mỗi Phương tiện vận chuyển hàng hóa đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đối với vận tải hàng không cũng vậy. Vì là phương tiện đặc thù nên có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian vận chuyển:

  • Do phương tiện là máy bay nên phương thức này thông thoáng về địa hình, có thể bay thẳng đến nước người nhận một cách nhanh nhất.
  • Tốc độ của máy bay rất cao giúp hàng hóa, đồ vật đến tay người nhận nhanh chóng, chẳng mất thời gian so với các phương tiện vận chuyển khác.

Đảm bảo tính bảo mật cao:

  • Chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường hàng không nói chung là ít rủi ro hoặc tai nạn hơn so với các phương pháp khác.
  • Hàng hóa/tài liệu/đồ vật ít bị hư hỏng do trộm cắp, va đập, ít bị thất lạc.
  • Ít bị hoãn chuyến bay, không thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay mật độ giao thông,…

Chi phí bảo hiểm và lưu trữ thấp:

  • Phí bảo hiểm hàng hóa trong trường hợp rủi ro thấp
  • Chi phí lưu kho đối với mặt hàng có khối lượng thấp hoặc loại hàng nhỏ gọn như tài liệu,.. cần được vận chuyển nhanh chóng ở mức thấp nhất.

Nhược điểm

  • Chi phí gửi hàng cao: Vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không phải đảm bảo quy trình và hệ thống chặt chẽ nên chi phí vận chuyển cao.
  • Các mặt hàng vận chuyển bằng đường hàng không thường không đa dạng do phải phụ thuộc vào vấn đề nguồn hàng cung cấp, chất lượng hàng hóa không phù hợp với phương tiện vận chuyển.
  • Chịu nhiều tác động từ bên ngoài như thời tiết, khí hậu: Nếu máy bay không thể cất cánh do thời tiết xấu, hàng hóa có thể bị lưu kho và người nhận phải đợi một thời gian.
  • Chịu sự quản lý chặt chẽ hơn: Để có thể vận chuyển trái cây bằng đường hàng không, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hàng hóa và các quy trình cũng như thủ tục cần tuân thủ.
  • Tác hại của rủi ro là rất lớn: Mặc dù việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ít khi xảy ra rủi ro nhưng một khi đã xảy ra rủi ro thì chắc chắn sẽ gây thiệt hại lớn cho hàng hóa.

Quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

quy dinh van chuyen hang hoa bang duong hang khong

Hàng hóa

Gửi hàng đi nước ngoài bằng đường hàng không yêu cầu phải là hàng hóa được phép lưu thông theo quy định gửi hàng của pháp luật. Hàng hóa trong vận tải hàng không được chia thành hai loại. Hàng thông thường và hàng nguy hiểm.

Đối với hàng hóa thông thường, việc vận chuyển cần tuân theo các quy định về bao bì, đóng gói hàng hóa, ký hiệu, mã số hàng hóa của bên vận chuyển.

Đối với hàng nguy hiểm, ngoài việc tuân thủ các quy định của nhà vận chuyển, hàng nguy hiểm chỉ được vận chuyển khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không theo Quyết định 13/2007/QĐ-BGTVT và Phụ lục 18, Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế.

Vận đơn

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là giấy gửi hàng, giấy xác nhận ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, liên quan đến các điều kiện của hợp đồng và việc nhận hàng để vận chuyển.

Chức năng của vận đơn hàng không: là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa người vận chuyển và người gửi, bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng, giấy chứng nhận bảo hiểm dịch vụ vận chuyển hàng không, làm theo thủ tục hải quan – chứng từ khai báo hải quan hàng hóa, hướng dẫn hàng không trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nếu vận đơn trong vận tải biển đi nước ngoài (hải quan) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao dịch, nó vừa là chứng từ sở hữu hàng hóa. Trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn mà luôn có thể trao đổi được, và vận đơn không được coi là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển – hải quan.

Vì những lý do này, vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu các mặt hàng này. Vận đơn hàng không có thể được phát hành bởi hãng hàng không hoặc bởi người khác không phải hãng hàng không.

Các loại vận đơn: Có nhiều cách phân loại vận đơn theo dịch vụ vận chuyển hàng không. Nếu căn cứ vào người phát hành thì có hai loại vận đơn hàng không (Airline airway bill) và vận đơn trung lập ( Neutral airway bill). Nếu cơ sở và người gom hàng có vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB) và vận đơn người gom hàng (House air bill-HAWB).

Nội dung của vận đơn: vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó có 3 bản chính (gốc) và các bản phụ.

Mỗi vận đơn gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của vận đơn giống hệt nhau trừ khi khác màu sắc và các nội dung ghi ở dưới cùng.

Mặt sau của vận đơn là khác nhau, trong các bản phụ, mặt sau để trống, trong bản gốc là các quy định về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam

quy trinh van tai hang hoa bang duong hang khong

Khi chuẩn bị vận chuyển hàng hóa, điều quan trọng là phải hiểu các quy trình gửi hàng hóa quốc tế, tức là các bước công việc bạn sẽ cần thực hiện để xuất khẩu, nhập khẩu – xuất nhập khẩu lô hàng (tự mình thực hiện hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển):

  • Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không.

Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, nếu bạn tự làm thủ tục nhận hàng tại sân bay, có thể bạn sẽ muốn biết những thông tin quan trọng như:

  • Thủ tục nhận hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất
  • Thông tin chi tiết về kho TCS, kho SCSC
  • Địa chỉ sân bay Tân Sơn Nhất, địa chỉ sân bay Nội Bài
  • Dịch vụ thông quan tại Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cát Bi

Bài viết hôm nay của HelenExpress đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không một cách cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đem đến các bạn mức phí vận tải hàng không ưu đãi nhất. Hy vọng rằng, nội dung trên sẽ thực sự hữu ích và có giá trị đối với quý khách hàng. Đừng quên theo dõi và săn đón chúng tôi nhiệt tình nhé! Xin cảm ơn!

DMCA.com Protection Status
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon
contact