Văn phòng chính: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

LCC là gì? Hướng dẫn tính phí Local Charge kèm ví dụ cụ thể

LCC là gì? Hướng dẫn tính phí Local Charge kèm ví dụ cụ thể

Nội dung chính

    Khi xuất nhập khẩu, bên cạnh việc chi trả phí cước vận chuyển chính thì doanh nghiệp có thể phải trả thêm nhiều khoản phụ phí khác, trong đó có phí Local Charge - LCC. Trong bài viết dưới đây, cùng Helen Express tìm hiểu xem LCC là gì, cách tính và làm thế nào để tối ưu chi phí LCC khi hoạt động thương mại quốc tế. Bắt đầu ngay!

    LCC là gì trong xuất nhập khẩu?

    LCC là gì trong xuất nhập khẩu?
    LCC là gì trong xuất nhập khẩu?

    LCC - Local Charge là phí cố định mà bạn phải trả khi khai thác hàng lên tàu/xuống tàu tại các cảng địa phương khi vận chuyển hàng hóa quốc tế. Phí LCC được hãng tàu/công ty dịch vụ/cảng vụ thu kèm với cước tàu (LCC khác phí cước tàu). Phí LCC sẽ được thu hai đầu, tại đầu xuất khi bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải và tại đầu nhập khi hàng cập bến cảng nhập.

    Vai trò của phí Local Charge

    Phí Local Charge đóng vai trò quan trọng, là khoản phí để bù đắp các chi phí phát sinh khi vận chuyển hàng hóa tại cảng như xếp, dỡ hàng, tập kết, lưu trữ container, khai báo hải quan … LCC ảnh hưởng đến giá cược vận chuyển hàng quốc tế, giúp điều tiết thị trường vận tải và thúc đẩy các hãng tàu cạnh tranh giá cước. Các doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu rõ cấu trúc chi phí để xác định chính xác tổng chi phí lô hàng và tối ưu chi phí vận chuyển cho lô hàng của mình.

    Các phí LCC cần trả khi xuất nhập khẩu

    Các phí LCC cần trả đối với hàng xuất

    Phí THC xếp hàng lên container
    Phí THC xếp hàng lên container

    Đối với hàng nhập, doanh nghiệp sẽ cần phải trả các phí LCC như:

    • Terminal Handling Charge (THC): Là phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp cho việc xếp, dỡ hàng, tập kết container ra cầu tàu …
    • Bill fee: Phí cho phát hành Bill of Lading.
    • Seal: Phí niêm phong container sau khi đóng xong.
    • Telex Release: Phụ phí phát hành surrender bill giúp người mua nhận hàng mà không cần dùng B/L gốc.
    • Container Freight Station fee (CFS): Là chi phí bổ sung cho các đơn hàng được đưa về kho CFS trước khi mở container và dỡ hàng lẻ.
    • Ngoài ra còn có một số phí khác như Bunker Adjustment Factor (BAF) - phụ phí cho việc giá nhiên liệu bị biến động, Low Sulphur Surcharge (LSS) - phụ phí giảm thải lưu huỳnh khi vận chuyển, Emergency Bunker Surcharge (EBS) - Phụ phí xăng dầu/nhiên liệu áp dụng cho hàng đi châu Á …

    Các phí LCC cần trả đối với hàng nhập

    Phí DEM/DET lưu trữ container tại cảng/kho
    Phí DEM/DET lưu trữ container tại cảng/kho

    Đối với hàng nhập, doanh nghiệp sẽ cần phải trả các phí LCC như:

    • Container Cleaning Fee (CCF): Là phí mà người nhập khẩu cần trả khi dỡ hàng và trả container về bãi. Đây là phí để hãng tàu dọn sạch container rỗng và sẽ khác nhau tùy vào từng loại container.
    • Demurrage (DEM) và Detention (DET): Bạn thường có 5 ngày DEM để lưu trữ container tại cảng và 3 ngày DET để lưu container tại kho tính từ khi kéo hàng nhập từ cảng về kho. Sau thời gian này nếu bạn không trả container rỗng cho công ty vận chuyển thì sẽ bị tính thêm phí DEM/DET.
    • Container Freight Station fee (CFS): Là chi phí bổ sung cho các đơn hàng được đưa về kho CFS trước khi mở container và dỡ hàng lẻ.
    • Ngoài ra còn có một số loại phí khác như Delivery Order fee (D/O) - phí lệnh giao hàng, Terminal Handling Charge (THC) - phụ phí sắp xếp container tại cảng, Container Imbalance Charge (CIC) - phụ phí chuyển vỏ rỗng, …

    Một số phụ phí khác khi hàng xuất đi thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật

    Đối với các mặt hàng xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật, doanh nghiệp sẽ cần trả thêm các phụ phí LCC khác như: Destination delivery charge (DDC) - phụ phí giao hàng tại cảng đến, Advanced manifest system (AMS) - phí khai báo hải quan Mỹ, Entry summary declaration (ENS) - phí kê khai hàng hóa xuất khẩu đi châu Âu, Advanced filing rules (AFR) - phí khai manifest điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản …

    Hướng dẫn tính phí Local Charge kèm ví dụ cụ thể

    Hướng dẫn tính phí Local Charge kèm ví dụ cụ thể
    Hướng dẫn tính phí Local Charge kèm ví dụ cụ thể

    Phí Local charge được tính theo công thức:

    Tổng phí Local Charge = Tổng các phụ phí

    Trong đó, cách tính phí Local Charge cho một số phí cơ bản như THC hay CMS như sau:

    THC = Số container x Đơn giá THC

    CFS = Số container x Đơn giá CFS

    Các phụ phí khác thì cách tính cũng tương tự.

    Ví dụ, Với một lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada bao gồm 15 container 30 feet. Phí THC tại cảng Hải Phòng là 150 USD/container, phí CFS tại cảng Cát Lái là 50 USD/container, thì:

    THC = Số container x Đơn giá THC = 15 x 150 = 2250 USD.

    CFS = Số container x Đơn giá CFS = 50* 15 = 750 USD.

    Tổng phí LCC = THC + CFS = 2250 + 750 = 3000 USD.

    Kinh nghiệm giúp tối ưu chi phí LCC

    Khi xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần tìm cách để tối ưu chi phí LCC, qua đó giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá đầu ra. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể sử dụng để giảm thiểu các chi phí LCC:

    • So sánh và tham khảo giá của nhiều hàng tàu khác nhau để đánh giá được phí LCC trung bình trên thị trường.
    • Lựa chọn dịch vụ giao hàng tận nơi để giảm thiểu phí THC và CFS.
    • Thuê kho bãi ngoài cảng giúp giảm các chi phí lưu container tại cảng.
    • Sử dụng hệ thống khai báo hải quan tự đồng để giảm chi phí khai báo hải quan.
    • Tính toán LCC chính xác để tránh các chi phí phát sinh không đáng có.

    Một số câu hỏi thường gặp

    Thanh toán LCC khi nào?

    Phí LCC được thu hai đầu, vào thời điểm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải tại đầu xuất và khi hàng cập bến cảng nhập tại đầu nhập.Phí LCC sẽ được thanh toán cùng lúc với phí cước vận tải.

    Ai sẽ thu phí Local Charge?

    Phí LCC sẽ được hãng tàu/công ty dịch vụ/cảng vụ thu khi họ thu phí cước vận tải.

    Phí LCC phụ thuộc vào gì?

    Phí LLC phụ thuộc vào các loại phụ phí mà cảng thu, số lượng container và đơn giá cước của từng phụ phí. Giá cước thì lại phụ thuộc vào tuyến đường, cảng và loại container.

    Qua bài viết, Helen Express đã cung cấp thông tin chi tiết về LCC là gì, các loại phí LCC phổ biến đối với hàng xuất, hàng nhập và kinh nghiệm để tối ưu chi phí LCC khi xuất nhập khẩu. Đồng thời, bạn cũng đã được hướng dẫn cách tính phí LCC kèm ví dụ cụ thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

    Helen Express (Công ty TNHH Vận Chuyển Helen Express) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Vận Chuyển Quốc Tế và Chuyển Phát Nhanh từ Việt Nam đến Mỹ, Úc, Canada và nhiều quốc gia khác. Với vai trò là đại lý thu gom cho các công ty chuyển phát nhanh quốc tế uy tín, Helen Express hoạt động theo phương thức “Door to Door” tại Việt Nam, đảm bảo dịch vụ “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiết kiệm.”

    Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn đảm bảo thủ tục đơn giản, giao hàng đúng thời gian, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Helen Express tự hào là đối tác đáng tin cậy cho mọi nhu cầu vận chuyển quốc tế của bạn.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    • Địa chỉ trụ sở: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
    • Website: https://helenexpress.com/
    • Hotline: 0938 320 357
    • Email: info@helenexpress.com
    Đăng ký tư vấn dịch vụ
    • Tư vấn nhanh chóng
    • Bảo mật thông tin
    • Không làm phiền Khách hàng
    Võ Thành Tú

    Tôi tên là Võ Thành Tú (Thành Tú Võ), hiện tôi đã có 5 năm kinh nghiệm với vị trí nhân viên kinh doanh tại Helen Express. Tôi tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Với kiến thức chuyên môn về logistics và kinh nghiệm thực tế, tôi có thể đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng về thời gian vận chuyển, chi phí, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa,…. Tôi luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đề xuất dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.