Văn phòng chính: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Procurement là gì? Sự khác biệt giữa Procurement và Purchasing

Procurement là gì? Sự khác biệt giữa Procurement và Purchasing

Nội dung chính

    Procurement (thu mua) là một trong những ngành nghề còn tương đối “mới” nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo nhu cầu sử dụng đầu vào của doanh nghiệp/tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Helen Express tìm hiểu chi tiết về Procurement là gì và các hoạt động trong quy trình Procurement. Bên cạnh đó là phân biệt hai khái niệm Procurement và Purchasing. Bắt đầu ngay nhé!

    Procurement là gì?

    Procurement là gì?
    Procurement là gì?

    Procurement (thu mua) là một chuỗi các hoạt đồng từ xây dựng chiến lược, lên kế hoạch chi tiết và thực hiện hoạt động mua hàng để đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp/tổ chức. Hoạt động Procurement thường được áp dụng cho mua nguyên vật liệu/dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất thành phẩm, trang thiết bị cho sản xuất, hàng hóa/dịch vụ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức.

    Procurement ngày càng được các công ty chú trọng và sử dụng nhân sự chất lượng cao ở vị trí này. Bởi thu mua hợp lý sẽ giúp giá thành hàng hóa/dịch vụ được giảm, ảnh hưởng đến chi phí của cả chuỗi cung ứng và khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ.

    Các hoạt động trong quy trình Procurement

    Trong quy trình Procurement sẽ bao gồm các hoạt động cơ bản như sau:

    • Xây dựng chiến lược mua (Strategy).
    • Lên kế hoạch mua hàng chi tiết (Planning).
    • Tìm kiếm danh sách và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp (Selection).
    • Đàm phán các điều kiện hợp tác giữa hai bên như giá, quyền lợi, trách nhiệm … (Negotiation).
    • Ký kết hợp đồng và tiến hành chuyển giao (Transaction and Contract).
    • Theo dõi, đánh giá hiệu quả của nhà cung ứng (Supplier Performance Management) để làm cơ sở cho các hợp tác tiếp theo hoặc chấm dứt hợp tác.
    • Duy trì hoạt động cung ứng ổn định (Supplier Sustainability Issues).

    Phân biệt Procurement và Purchasing

    Phân biệt Procurement và Purchasing
    Phân biệt Procurement và Purchasing

    Purchasing (mua hàng) gồm các hoạt động thu thập/mua hàng hóa, dịch vụ, giao dịch và thanh toán. Có thể nói, Purchasing là tập con của Procurement, là một phần trong các hoạt động Procurement. Procurement và Purchasing có nhiều điểm khác nhau như sau:

    Procurement

    Purchasing

    Trả lời câu hỏi

    Hàng hóa nào sẽ được mua và mua từ đâu

    Hàng hóa được mua như thế nào

    Tính chất

    Chiến lược, chiến thuật

    Giao dịch

    Nhà cung cấp

    Không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại

    Làm việc với nhà cung cấp hiện có

    Đo lường

    Khả năng tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro

    Hàng hóa có đến đúng thời điểm, có phát sinh thêm chi phí không

    Tập trung

    Yếu tố giá trị và tổng chi phí sở hữu

    Yếu tố giá, chi phí mua thấp

    Một số câu hỏi thường gặp về Procurement

    Dưới đây là một số câu hỏi mà những người đang quan tâm, tìm hiểu về Procurement. Helen Express sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn ngay nhé!

    Làm Procurement thì cần trang bị kỹ năng gì?

    Làm Procurement thì cần trang bị kỹ năng gì?
    Làm Procurement thì cần trang bị kỹ năng gì?

    Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn làm việc sẽ cần trang bị các kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, thường một Procurement thường cần các kỹ năng quan trọng là:

    • Kỹ năng tư duy chiến lược: Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng mà người làm Procurement sẽ phải trau dồi, tích lũy, bởi nó sẽ quyết định đến hiệu quả của công việc, cơ hội giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    • Kỹ năng đàm phán: Đây là một kỹ năng không thể thiếu, người làm Procurement cần đàm phán hiệu quả với nhà cung ứng để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo được sự hài lòng từ nhà cung ứng. Hiểu đơn giản, người làm Procurement cần phải đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp của mình, nhưng vẫn khiến nhà cung ứng cảm thấy lợi ích họ nhận lại cũng đủ tốt cho đơn mua hàng đó.
    • Kỹ năng quản lý tài chính: Hoạt động thu mua liên quan mật thiết đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu Procurement không biết cách lập và quản lý ngân sách, theo dõi chi tiêu thì sẽ làm ảnh hưởng đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
    • Kỹ năng giải quyết xung đột: Như đã nói, vì cần đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp mà đôi khi việc đàm phán với nhà cung ứng không diễn ra thuận lợi, khi này rất dễ có xung đột xảy ra. Procurement cần tìm ra cách giải quyết hài hòa để tránh các xung đột không đáng có.
    • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Người làm Procurement sẽ cần làm việc với rất nhiều người, không chỉ với nhà cung ứng mà còn là các phòng ban trong nội bộ doanh nghiệp … Do đó việc xây dựng và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp là kỹ năng rất cần thiết.

    Mức thu nhập của một Procurement hiện nay là bao nhiêu?

    Theo khảo sát trên thị trường, mức thu nhập của một Procurement hiện nay dao động từ 8 triệu đến 30 triệu, thậm chí là 70-100 triệu/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc của bạn mà mức thu nhập sẽ khác nhau.

    • Sinh viên mới ra trường: Dao động từ 8-12 triệu/tháng.
    • Nhân viên: Dao động từ 12-20 triệu/tháng.
    • Trưởng phòng: Dao động từ 20-40 triệu/tháng.
    • Giám đốc/quản trị cấp cao: 70-100 triệu/tháng.

    Có thể thấy mức thu nhập của Procurement hiện nay là rất tốt và cơ hội thăng tiến cũng rất rộng mở cho các sinh viên, người mới vào ngành.

    Qua bài viết, Helen Express đã giúp bạn đọc hiểu rõ Procurement là gì và các hoạt động trong quy trình Procurement. Bên cạnh đó, Helen Express đã giúp bạn hiểu rõ 2 thuật ngữ dễ bị hiểu lầm là Procurement và Purchasing. Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngành Procurement thì có thể trang bị thêm các kỹ năng Helen Express đã gợi ý nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

    Helen Express (Công ty TNHH Vận Chuyển Helen Express) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Vận Chuyển Quốc Tế và Chuyển Phát Nhanh từ Việt Nam đến Mỹ, Úc, Canada và nhiều quốc gia khác. Với vai trò là đại lý thu gom cho các công ty chuyển phát nhanh quốc tế uy tín, Helen Express hoạt động theo phương thức “Door to Door” tại Việt Nam, đảm bảo dịch vụ “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiết kiệm.”

    Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn đảm bảo thủ tục đơn giản, giao hàng đúng thời gian, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Helen Express tự hào là đối tác đáng tin cậy cho mọi nhu cầu vận chuyển quốc tế của bạn.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    • Địa chỉ trụ sở: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P. 12, Q. Tân Bình, TP. HCM
    • Website: https://helenexpress.com/
    • Hotline: 0938 320 357
    • Email: info@helenexpress.com
    Đăng ký tư vấn dịch vụ
    • Tư vấn nhanh chóng
    • Bảo mật thông tin
    • Không làm phiền Khách hàng
    Võ Thành Tú

    Tôi tên là Võ Thành Tú (Thành Tú Võ), hiện tôi đã có 5 năm kinh nghiệm với vị trí nhân viên kinh doanh tại Helen Express. Tôi tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Với kiến thức chuyên môn về logistics và kinh nghiệm thực tế, tôi có thể đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng về thời gian vận chuyển, chi phí, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa,…. Tôi luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đề xuất dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.