Văn phòng chính: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Sale contract là gì? A-Z thông tin về sale contract kèm link tải PDF 2024

Sale contract là gì? A-Z thông tin về sale contract kèm link tải PDF 2024

Nội dung chính

    Sale contract (hợp đồng ngoại thương) là chứng từ quan trọng với doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế. Nếu bạn chưa nắm rõ về chứng từ này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Helen Express sẽ giải đáp chi tiết sale contract là gì, vai trò, các nội dung có trong hợp đồng và các bước cần chuẩn bị khi ký sale contract. Đồng thời xem ngay 2 mẫu hợp đồng ngoại thương chuẩn nhất kèm link tải PDF mới nhất 2024 nhé!

    Sale contract (hợp đồng ngoại thương) là gì?

    Sale contract là gì?
    Sale contract là gì?

    Sale contract - hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng thương mại là hợp đồng mua bán quốc tế thể hiện sự thỏa thuận của người bán và người mua. Trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán. Người mua có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán cho người bán.

    Sale contract là một chứng từ vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Sale contract có thể được lập bởi người bán hoặc người mua.

    Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu

    Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hợp đồng ngoại thương đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là các vai trò chính:

    • Đảm bảo công bằng cho các bên liên quan: Các điều khoản được lập trong sale contract thể hiện rõ quyền lợi, trách nhiệm, chi phí của bên mua và bên bán trong hoạt động thương mại. Các điều khoản đều được hai bên thống nhất và ký kết nên sẽ đảm bảo công bằng.
    • Là căn cứ để giải quyết khi có mâu thuẫn, phát sinh tranh chấp: Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng có giá trị pháp lý giúp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình mua bán của hai bên.
    • Căn cứ để thanh toán: Dựa vào số tiền trên hợp đồng ngoại thương để phát hành hóa đơn thương mại. Người mua sẽ kiểm tra thông tin và thanh toán cho người bán. Người bán cũng sẽ yêu cầu người mua thanh toán khi đến hạn.

    Những nội dung cần có trong sale contract

    Khi lập hay đọc hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp cần nắm rõ các nội dung cần có trong hợp đồng. Dưới đây là các nội dung trong từng phần của hợp đồng:

    Phần đầu của hợp đồng

    Nội dung phần đầu của hợp đồng ngoại thương
    Nội dung phần đầu của hợp đồng ngoại thương

    Phần đầu của hợp đồng bao gồm các thông tin:

    • Tiêu đề hợp đồng: Hay được để là Contract hoặc Sale contract.
    • Số và ký hiệu hợp đồng: Do hai bên tự soạn thảo và lưu lại. Ví dụ như TPV/VNT-0123.
    • Thời gian ký kết hợp đồng: Ngày/tháng/năm hai bên mua bán chấp thuận ký kết sale contract .
    • Chủ thể hợp đồng: Gồm thông tin bên bán, bên mua, cụ thể: Tên đơn vị, địa chỉ doanh nghiệp, thông tin liên hệ, người đại diện ký kết, thông tin ngân hàng …

    Phần nội dung chính của sale contract

    Phần nội dung chính của sale contract
    Phần nội dung chính của sale contract

    Phần nội dung chính của sale contract sẽ bao gồm thông tin về hàng hóa, hình thức giao hàng, đóng gói, phương thức thanh toán, các điều khoản khác về bảo hành, khiếu nại và những quy định liên quan khác.

    • Thông tin về hàng hóa: Tên hàng hóa, mô tả chất lượng, số lượng, đơn giá.
    • Thông tin về hình thức giao hàng: Thông tin cảng bốc hàng (tại nước xuất khẩu) và cảng dỡ hàng (tại nước nhập khẩu), thời gian giao, hình thức giao.
    • Thông tin về hình thức đóng gói: Tiêu chuẩn đóng gói (theo yêu cầu của người mua hoặc theo tiêu chuẩn xuất khẩu của người bán), quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu …
    • Thông tin về hình thức thanh toán: Được hai bên thỏa thuận. Các hình thức thanh toán phổ biến như thanh toán TT, thanh toán L/C …
    • Điều khoản về bảo hành và khiếu nại, bất khả kháng.
    • Các chứng từ yêu cầu.
    • Điều khoản về trọng tải.
    • Các điều khoản khác (nếu có).

    Phần cuối hợp đồng

    Nội dung trong phần cuối của hợp đồng ngoại thương
    Nội dung trong phần cuối của hợp đồng ngoại thương

    Các nội dung nằm trong phần cuối hợp đồng ngoại thương gồm: số bản hợp đồng được soạn thảo (theo thỏa thuận), ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, hình thức của hợp đồng, thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và chữ ký của hai bên.

    Các bước cần chuẩn bị khi ký hợp đồng ngoại thương

    Các bước cần chuẩn bị khi ký hợp đồng ngoại thương
    Các bước cần chuẩn bị khi ký hợp đồng ngoại thương

    Trước khi ký hợp đồng ngoại thương, cả người bán và người mua cần làm các bước sau:

    • Tìm hiểu rõ về đối tác giao kết mua bán: Bên mua và bên bán cần tìm hiểu chi tiết các thông tin về nhau như lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh, văn phòng làm việc, nhà xưởng, uy tín thương hiệu, … Trong một số hợp đồng quan trọng có thể kết hợp với bên thứ 3 để thẩm định năng lực tài chính của đối tác. Tìm hiểu càng chi tiết, thông tin càng rõ ràng thì sẽ giúp hạn chế các rủi ro trong quá trình giao dịch thương mại.
    • Tìm hiểu các yếu tố pháp luật đưa vào khi soạn thảo sale contract: Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý để bên bán, bên mua hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa hai bên. Chính vì vậy việc tìm hiểu các yếu tố pháp luật đưa vào hợp đồng khi soạn thảo là rất quan trọng. Mỗi hợp đồng thương mại cũng cần xác định rõ rằng sẽ áp dụng luật quốc gia hay theo tập quán thương mại quốc tế.
    • Xác định bên lập hợp đồng ngoại thương: Như đã nói, bên bán hay bên mua đều có quyền lập hợp đồng ngoại thương. Cả hai bên có thể chủ động giành quyền lập hợp đồng hoặc thỏa thuận bên nào sẽ là người lập.

    Điều kiện để sale contract có hiệu lực khi ký kết

    Để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực khi ký kết thì cần đáp ứng một số điều kiện sau:

    • Chủ thể hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp: Chủ thể là doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng minh được lịch sử hoạt động.
    • Người ký hợp động phải là người có thẩm quyền theo quy định pháp luật: Đó là người đứng đầu pháp lý như: Tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc người đại diện được ủy quyền.
    • Điều kiện trong hợp đồng cần tuân thủ pháp luật: Các điều kiện, thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cần tuân thủ pháp luật, không có nội dung, mục đích vi phạm pháp luật.
    • Hình thức của sale contract phù hợp với quy định: Sale contract cần đực ký kết theo hình thức: văn bản, lời nói hoặc hình thức khác do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định.

    Mẫu sale contract chuẩn nhất kèm link tải PDF

    Để doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị hợp đồng ngoại thương khi xuất-nhập khẩu, Helen Express đã tổng hợp 2 mẫu sale contract chuẩn nhất, kèm link tải PDF:

    Link tải mẫu sale contract số 1: Tại đây

    Link tải mẫu sale contract bằng số 2: Tại đây

    Qua bài viết, Helen Express đã cung cấp chi tiết A-Z các thông tin về sale contract (hợp đồng ngoại thương). Đây là loại chứng từ vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Với những thông tin trên, doanh nghiệp đã nắm được khái niệm, vai trò, những nội dung cần có và các bước chuẩn bị khi ký hợp đồng ngoại thương. Hãy tải ngay mẫu hợp đồng chuẩn nhất để phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình nhé!

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Đăng ký tư vấn dịch vụ
    • Tư vấn nhanh chóng
    • Bảo mật thông tin
    • Không làm phiền Khách hàng
    Võ Thành Tú

    Tôi tên là Võ Thành Tú (Thành Tú Võ), hiện tôi đã có 5 năm kinh nghiệm với vị trí nhân viên kinh doanh tại Helen Express. Tôi tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Với kiến thức chuyên môn về logistics và kinh nghiệm thực tế, tôi có thể đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng về thời gian vận chuyển, chi phí, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa,…. Tôi luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đề xuất dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.