Văn phòng chính: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Thanh toán TT là gì? Ưu, nhược điểm & quy trình thanh toán TT

Thanh toán TT là gì? Ưu, nhược điểm & quy trình thanh toán TT

Nội dung chính

    Trong thương mại quốc tế, việc nắm và hiểu rõ các phương thức thanh toán là rất quan trọng. Một trong những hình thức thanh toán quốc tế phổ biến là thanh toán TT. Trong bài viết này, cùng Helen Express tìm hiểu xem Thanh toán TT là gì, ưu, nhược điểm & quy trình thanh toán TT nhé! Bắt đầu ngay!

    Thanh toán TT là gì?

    thanh-toan-tt-la-gi
    Thanh toán TT là gì?

    Thanh toán TT (tiếng anh là Telegraphic Transfer) gọi đầy đủ là thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T, là hình thức thanh toán quốc tế trong đó: Người mua (bên nhập khẩu) sẽ chuyển tiền cho người bán (bên xuất khẩu) thông qua trung gian ngân hàng trước hoặc sau khi nhận hàng. Ngân hàng sẽ chuyển tiền cho người bán qua hình thức điện chuyển tiền (điện Swift/telex).

    Đặc điểm và ưu, nhược điểm của thanh toán TT

    Thanh toán TT trong xuất nhập khẩu là hình thức thanh toán phổ biến, có một số đặc điểm nổi bật như: quy trình nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng, chi phí thanh toán TT qua ngân hàng thấp hơn một số phương thức khác và mỗi phương thức thanh toán TT đều có lợi cho người mua và người bán. Ngoài ra, các chứng từ hàng hóa không yêu cầu quá kỹ lưỡng nên hạn chế được các rủi ro phát sinh.

    Tuy nhiên, thanh toán TT cũng tồn tại một số rủi ro lớn khi việc thanh toán sẽ phụ thuộc vào thiện chí của bên mua, khiến cho quyền lợi của bên bán không được đảm bảo. Do đó hình thức thanh toán này thường chỉ áp dụng khi bên bán-bên mua đã hợp tác lâu dài và có sự tin tưởng, cam kết với nhau.

    Các phương thức thanh toán TT

    Thanh toán TT hiện nay có thể được chia thành 3 phương thức chính là TT in advance, TT in sight và TT at X day. Cụ thể thông tin về từng phương thức như sau:

    TT in advance (thanh toán trước)

    TT in advance (thanh toán trước) là hình thức thanh toán mà bên mua (bên nhập khẩu) sẽ thanh toàn một phần/toàn bộ giá trị đơn hàng cho bên bán (bên xuất khẩu) trước khi nhận hàng. Thanh toán trước giúp bên xuất khẩu hạn chế rủi ro khi bên nhập khẩu chậm thanh toán. Bên nhập khẩu sẽ rủi ro hơn khi không kiểm tra được đơn hàng và đôi khi bị động về dòng tiền.

    TT in sight (thanh toán ngay khi nhìn thấy)

    Hình thức thanh toán ngay khi nhận hàng
    Hình thức thanh toán ngay khi nhận hàng

    TT in sight (thanh toán ngay khi nhìn thấy) là hình thức thanh toán mà bên mua sẽ thanh toán ngay lập tức cho bên bán khi nhận đủ đơn hàng và các giấy tờ liên quan. Hình thức này bên mua sẽ được nhận hàng trước khi thanh toán và bên bán sẽ nhận được tiền hàng ngay, không bị đọng vốn.

    TT at X day (thanh toán sau một khoảng thời gian xác định)

    TT at X day (thanh toán sau một khoảng thời gian xác định) là hình thức thanh toán mà bên mua sẽ thanh toán cho bên bán sau khi nhận hàng và giấy tờ cần thiết sau một khoảng thời gian xác định. Ví dụ TT at 15 days nghĩa là bên mua cần thanh toán cho bên bán sau tối đa 15 ngày khi nhận đủ hàng và giấy tờ.

    TT at X day giúp bên mua có thời gian kiểm tra chất lượng, số lượng đơn hàng, tiêu thụ hay tồn kho … Bên bán sẽ nhận được tiền sớm và có thể tiếp tục xoay vòng vốn đầu tư. Nhưng nếu bên mua thanh toán không đúng hạn thì sẽ là rủi ro cho bên bán.

    Các bên tham gia trong quá trình thanh toán TT

    Trong hoạt động thanh toán quốc tế TT, các bên tham gia bao gồm:

    • Người chuyển tiền (Importer/remitter): Là bên mua/thụ hưởng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán cho người bán. Người chuyển tiền sẽ cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho ngân hàng chuyển tiền để thực hiện thanh toán TT.
    • Người thụ hưởng (Exporter/beneficiary): Là bên bán/cung cấp dịch vụ sẽ nhận tiền từ người mua. Người thụ hưởng sẽ cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho bên mua để nhận tiền.
    • Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): Là ngân hàng của bên mua, sẽ chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán.
    • Ngân hàng thanh toán (paying bank): Là ngân hàng của bên bán, sẽ nhận tiền từ ngân hàng chuyển tiền và chuyển lại vào tài khoản người bán sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng chuyển tiền.

    Các bên tham gia trong quá trình thanh toán TT sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin và tuân thủ quy định của ngân hàng để giao dịch được thực hiện chính xác và an toàn.

    Quy trình chuyển tiền TT

    Quy trình chuyển tiền TT
    Quy trình chuyển tiền TT

    Quy trình chuyển tiền TT bao gồm 4 bước, cụ thể như sau:

    • Bước 1: Người thụ hưởng (bên bán) tiến hàng giao hàng và bộ chứng từ cho người chuyển tiền (bên mua). Bộ chứng từ thường bao gồm hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, vận đơn và các giấy tờ liên quan khác.
    • Bước 2: Người chuyển tiền gửi đơn xin chuyển tiền và giấy tờ ủy nhiệm chi cho ngân hàng chuyển tiền. Người mua cung cấp thông tin số tiền cần chuyển, tên và địa chỉ của người bán, số tài khoản và các thông tin khác cho ngân hàng chuyển tiền.
    • Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh chuyển tiền cho ngân hàng thanh toán. Đồng thời, ngân hàng chuyển tiền sẽ gửi giấy báo nợ cho người mua - cho biết số tiền đã trích từ tài khoản của họ để thanh toán cho bên bán.
    • Bước 4: Ngân hàng thanh toán tiến hành chuyển tiền cho người thụ hưởng, thông báo cho người bán sau khi giao dịch chuyển tiền hoàn thành và đồng thời thông báo cho người mua biết rằng tiền đã được chuyển đi.

    Lưu ý cần nắm để hạn chế rủi ro khi dùng hình thức thanh toán TT

    Lưu ý cần nắm khi thực hiện thanh toán TT
    Lưu ý cần nắm khi thực hiện thanh toán TT

    Để đảm bảo quá trình thanh toán TT diễn ra thuận lợi và hạn chế các rủi ro phát sinh, cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu nên lưu ý một số điều sau:

    • Kiểm tra kỹ các thông tin chứng từ, đơn hàng, tài khoản ngân hàng và các thông tin cần thiết khác trước khi cung cấp cho các bên liên quan.
    • Tiến hành thanh toán đúng thời hạn trong hợp đồng tránh việc chậm trễ thanh toán làm ảnh hưởng đến các bên.
    • Bên xuất khẩu cần đóng gói, vận chuyển hàng hóa đúng cách, đầy đủ số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.
    • Bên nhập khẩu cung cấp chính xác thông tin tài khoản, số tiền cần chuyển đến bên nhập khẩu cho ngân hàng chuyển tiền.
    • Giải quyết bằng thương lượng hoặc qua các cơ quan có thẩm quyền nếu xảy ra tranh chấp.

    Ngoài ra, với mỗi phương thức thanh toán TT khác nhau, bên nhập khẩu và bên xuất khẩu cần lưu ý một số thông tin nhất định để hạn chế rủi ro cho bản thân và tìm kiếm được thỏa thuận với bên còn lại.

    Với hình thức thanh toán TT trả trước, bên nhập khẩu không nên thanh toán trước 100% giá trị đơn hàng, đặc biệt là đối với các đơn hàng lớn, chỉ nên áp dùng trả trước một phần. Đồng thời, cần có văn bản có các điều khoản áp dụng cho bên xuất khẩu nếu giao hàng chậm tiến độ, không đúng số lượng hay chất lượng đã thỏa thuận.

    Với hình thức thanh toán TT trả sau, bên xuất khẩu nên kết hợp thanh toán TT trả sau với các hình thức thanh toán khác để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, bên xuất khẩu cũng cần đánh giá sự uy tín và khả năng thanh toán của bên nhập khẩu trước khi quyết định có thể áp dụng hình thức TT trả sau hay không.

    Một số câu hỏi thường gặp

    TT 30 days là gì?

    TT 30 days là thanh toán TT trả sau 30 ngày, người mua có nghĩa vụ thanh toán đơn hàng mua từ người bán trong vòng tối đa 30 ngày kể từ thời điểm nhận hàng và các chứng từ liên quan.

    Thanh toán TT và L/C khác gì nhau?

    Thanh toán TT và L/C khác gì nhau?
    Thanh toán TT và L/C khác gì nhau?

    Thanh toán L/C (Letter of Credit) là hình thức thanh toán quốc tế trong đó ngân hàng của người mua (bên nhập khẩu) cam kết thực hiện thanh toán cho người bán (bên xuất khẩu) theo các điều khoản trong đơn đặt hàng và L/C. Thanh toán L/C khác với thanh toán TT ở chỗ:

    • Thủ tục thanh toán L/C phức tạp hơn và nhiều bước hơn so với thanh toán TT, gồm đàm phá, mở L/C => kiểm tra tài liệu => phê duyệt rồi mới tiến hàng thanh toán cho người bán. Thủ tục phức tạp hơn bởi ngân hàng cần làm các nghiệp vụ để đảm bảo rủi ro trong thanh toán.
    • Phí thanh toán L/C cao hơn do phát sinh thêm các chi phí khác như mở L/C, phê duyệt tài liệu …
    • Thanh toán L/C mất thời gian hơn, người bán cần chờ ngân hàng xác nhận rồi mới tiến hành thanh toán.
    • Với thanh toán L/C người bán sẽ được ngân hàng đảm bảo thanh toán, nhưng rủi ro nếu không đáp ứng được yêu cầu trong L/C thì không được ngân hàng thanh toán. Ngược lại, thanh toán TT thì người bán không được đảm bảo, phụ thuộc vào uy tín của người mua.

    Thanh toán TT khác gì với TTR?

    Thanh toán TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) - Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện, là một phương thức thanh toán của hình thức thanh toán L/C. Thanh toán TT và TTR khác nhau ở chỗ:

    • Với thanh toán TTR, ngân hàng thanh toán cho người bán trong thời hạn 3 ngày kể từ khi L/C được công nhận, còn với thanh toán TT thì thời gian chỉ mất từ 1-2 ngày.
    • Thanh toán TT độc lập, không phụ thuộc vào hình thức thanh toán nào khác còn thanh toán TTR thì phụ thuộc vào hình thức thanh toán L/C.

    Qua bài viết, Helen Express đã giúp bạn đọc nắm chi tiết các thông tin về thanh toán TT. Từ khái niệm, ưu, nhược điểm, quy trình, các bên tham gia khi thanh toán TT đến các lưu ý cần biết để hạn chế rủi ro khi thực hiện phương thức này. Bên cạnh đó, bạn cũng đã phân biệt được thanh toán TT với thanh toán L/C, thanh toán TTR. Nếu bạn cần thêm thông tin gì về thanh toán TT và kiến thức xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Đăng ký tư vấn dịch vụ
    • Tư vấn nhanh chóng
    • Bảo mật thông tin
    • Không làm phiền Khách hàng
    Võ Thành Tú

    Tôi tên là Võ Thành Tú (Thành Tú Võ), hiện tôi đã có 5 năm kinh nghiệm với vị trí nhân viên kinh doanh tại Helen Express. Tôi tốt nghiệp Đại học Hàng hải Việt Nam chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Với kiến thức chuyên môn về logistics và kinh nghiệm thực tế, tôi có thể đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng về thời gian vận chuyển, chi phí, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa,…. Tôi luôn lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đề xuất dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.