Văn phòng chính: 131 Nguyễn Minh Hoàng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Thủ tục xin CO Form E cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc là thứ mà doanh nghiệp buộc phải có để xuất khẩu. Để hoàn thành thủ tục xin CO Form E cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm hợp đồng xuất khẩu, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan nộp tại cơ quan cấp có thẩm quyền. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Helen Express để hiểu rõ hơn về CO form E nhé!

Tại sao phải xin CO Form E cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc?

tai sao phai xin co from e cho nong san xuat khau di trung quoc

Mục đích của CO Mẫu E là để xác nhận xuất xứ hàng hóa nhằm xác định hàng hóa có đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt hay không. Thuế suất thuế nhập khẩu được tính theo mã HS, mỗi mặt hàng cụ thể sẽ có mã HS riêng. Doanh nghiệp muốn gửi hàng đi China có CO mẫu E sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu.

Thủ tục xin cấp CO form E như thế nào?

thu tuc xin cap co form e di trung quoc

Cách 1: Xin cấp CO form E tại Bộ Công thương.

Hồ sơ xin cấp CO form E gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp CO.
  • Mẫu CO đã được khai hoàn chỉnh
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Commercial Invoice/Packing list
  • Bảng giải trình Quy trình sản xuất (đối với doanh nghiệp lần đầu xin CO)
  • Bill of Lading

Cách 2: Xin cấp CO form E trên ECOSYS

  • Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chừng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương tại website ECOSYS hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp CO.
  • Doanh nghiệp đính kèm hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ tại website ECOSYS hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị CO tại trụ sở của Tổ chức cấp CO nơi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ Thương nhân.
  • Tổ chức cấp CO kiểm tra xem bộ hồ sơ có lợp lệ hay không và thông báo với doanh nghiệp.
  • Cán bộ Tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và người có thẩm quyền ký cấp CO.
  • Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ kỳ cấp CO.
  • cán bộ tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ đóng dấu và trả CO cho doanh nghiệp 

Khám phá nội dung của CO FORM E nhập khẩu

kham pha noi dung cua co form e nhap khau
  • Ô số 1: Đây là nơi giới thiệu nhà xuất khẩu, bao gồm tên công ty và địa chỉ. Đây thường là người bán hàng trên Invoice, trừ khi hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3.
  • Ô số 2: Đây là phần thông tin của người nhận hàng, hay còn gọi là nhà nhập khẩu.
  • Ô số 3: Điểm nêu rõ tên phương tiện vận chuyển và tuyến đường, bao gồm:
    • Ngày khởi hành của tàu, ghi trên vận đơn
    • Tên tàu và số chuyến, hoặc tên tàu bay
    • Tên cảng dỡ hàng
    • Tuyến đường và phương thức vận chuyển (ví dụ: From Shanghai, China to Hochiminh, Viet Nam. By Sea)
  • Ô số 4: Không cần điền thông tin.
  • Ô số 5: Đánh số thứ tự cho các mặt hàng (Item).
  • Ô số 6: Thông tin shipping Mark.
  • Ô số 7: Mô tả chi tiết hàng hóa, bao gồm số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa và mã HS nước nhập khẩu như là gửi mỹ phẩm đi Trung Quốc bao gồm mấy loại, số lượng bao nhiêu, bao bì nhãn mác,….
  • Ô số 8: Phần này quy định tiêu chí xuất xứ, cho biết tỉ lệ phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.
  • Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ hàng hóa (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Lưu ý rằng giá trị này phải là FOB, và cần được điều chỉnh nếu hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác (ví dụ: ExWork, CIF).
  • Ô số 10: Số và ngày của Invoice, cần kiểm tra kỹ để tránh sai sót.
  • Ô số 11: Ghi rõ tên nước xuất khẩu (ví dụ: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM), địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO.
  • Ô số 12: Xác nhận chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp.
  • Ô số 13: Đây là phần lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó (ví dụ: Issued Retroactively, Exhibition, Movement Certificate, Third Party Invoicing).

Một số sai lầm thường gặp với CO mẫu E

sai lam thuong gap voi co form e

– Không áp dụng cho hóa đơn do bên thứ ba phát hành.

– Thiếu tick “Issued Restroactively” khi cấp  CO quá 3 ngày sau khi tàu chạy

– Ủy quyền CO mẫu E: Do một số nhà sản xuất ở Trung Quốc không có chức năng xin CO nên phải ủy quyền cho các công ty dịch vụ xin CO và làm thủ tục gửi hàng đi Trung Quốc.

Theo quy định của Trung Quốc, người ủy quyền phải là người có tên trên CO mẫu E (không phải người xuất khẩu thực tế). Nhưng đối với Việt Nam, trường hợp CO này sẽ bị coi là không hợp lệ (công văn 5467/TCHQ-GSQL).

– Dữ liệu trên CO không khớp với các chứng từ khác như số/ngày hóa đơn, giá trị hàng hóa, ngày khởi hành… Những sai sót này cần được kiểm tra, đối chiếu kỹ lưỡng và khắc phục càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả về sau.

Trên đây là một số sai sót nghiêm trọng, dễ bị hải quan từ chối hoặc chuyển sang CO để xác minh. Ngoài những lỗi lớn còn có những lỗi nhỏ không ảnh hưởng đến nước xuất xứ và có thể bị hải quan bỏ qua. Quy định cụ thể Điều 26 – Thông báo số 38/2015/TT-BTC.

Như vậy, nội dung trên của Helen Express đã giúp bạn biết được Thủ tục xin CO Form E cho nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi sử dụng CO form phù hợp bạn sẽ được giảm cũng như miễn giảm thuế. Hãy đảm bảo bạn lựa chọn CO form phù hợp để thuận tiện cho quy trình xuất khẩu và thủ tục hải quan của bạn nhé!

DMCA.com Protection Status
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon
contact